Ví dụ để chứng minh giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau

- Như bạn biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo đều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.)

- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa.

- Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất.

- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao .
- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chăng hạn , nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ , vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau , làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau , dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao .
- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất , và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển .


* Vậy bạn dễ thấy rằng vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nưng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , nhằm nâng cao ý thức của con người.
Tags: